Khát vọng Trịnh Tường ~ Cửa gỗ | Cua go | Cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ | Cua go | Cửa gỗ tự nhiên: Khát vọng Trịnh Tường

Khát vọng Trịnh Tường

 Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường nơi vùng cao biên giới Lào Cai, sau 5 năm xây dựng, hình hài một làng thanh niên trẻ trung tràn trề sức sống đã hình thành. Với khát vọng của vùng đất trẻ, của những con người trẻ thì luôn sôi sục trong lòng... 

  

Đây là lần thứ hai tôi lên Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, con đường vào làng dài gần hai cây số đã được đổ bê tông vào cuối năm 2012, không còn lổn nhổn đất đá như hồi đầu năm 2011, rất khó nhận ra đây là Làng Thanh niên lập nghiệp mới được xây dựng từ năm 2008.

Còn nhớ đầu năm 2011, tôi cùng Quốc Hồng - phóng viên báo Nhân dân lên Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường sau mùa đông kéo dài 5 ha cao su trồng nơi đây chết rũ. Chúng tôi leo lên đỉnh đồi cao su do gia đình Thào A Của và Lý A Sùng nhận trồng cho Cty Cao su Dầu Tiếng, đây là giống cao su đưa từ miền Nam ra, cây trồng đã mọc cao quá đầu người lá xanh um, nhưng không chịu nổi trận rét kéo dài hơn một tháng trời nơi vùng cao biên   nội thất phòng khách   giới, khiến lá cây héo úa như bị dội nước sôi.


  Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường  

Người ta phải cưa cây đi, chỉ để lại gốc cho mọc nhánh, nhưng cũng không sống nổi. Trong khi đó phía bên kia bờ sông Hồng những đồi cao su của Trung Quốc sang xuân lá mọc xanh rì. Hỏi ra mới biết Trung Quốc trồng giống cao su chịu lạnh đã mấy chục năm rồi, còn bên đất ta lại trồng cao su xứ nóng thì cây chết là điều không quá ngạc nhiên. Thào A Của cứ tần ngần nhìn những hàng cao su chạy dài tít tắp mà lòng buồn rười rượi.

Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường có diện tích 850 ha, được thành lập ngày 26/3/2008, làng có gần 100 nóc nhà với ba khu dân cư: Vĩ Lầu, Bản Tàng, Tân Tiến. Những gia đình thanh niên tới đây lập nghiệp đến từ các thôn bản của xã Trịnh Tường: Phố cũ 1, Phố cũ 2, bản Tàng... Họ đều là những cặp vợ chồng trẻ, không quá 35 tuổi, trình độ từ trung học phổ thông cơ sở trở lên, họ là những người ham làm giàu và khát vọng vươn lên.   nội thất phòng ngủ  


  Cổng làng  

Đây là vùng đất trống đồi trọc, khô khát bậc nhất của Trịnh Tường, sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979 người dân Bản Tàng, Tân Quang, Phố Cũ kéo nhau lên đây làm nương rẫy, sau vài năm đất chai cứng để lại một vùng đồi ông sư trở nên hoang vắng. Gần 1.000 ha đất không người ở đặt ra vấn đề an ninh biên giới nơi này, cần nhanh chóng đưa dân ra ở không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần gìn giữ vùng biên ải.

  Một dự án của Tỉnh đoàn Thanh niên Lào Cai với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng được khởi công tháng 3/2008, những cặp vợ chồng trẻ ở các bản làng có khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên đã đăng ký tới đây lập làng, chỉ ba năm xây dựng đã có 87 hộ gia đình trẻ là dân tộc: Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì...chuyển tới đây.  

Dự án cấp cho mỗi hộ 400m2 để xây dựng nhà   nội thất khách sạn   ở, chuồng trại và hỗ trợ 30 triệu đồng để xây dựng một ngôi nhà cấp IV, đủ sinh hoạt cho gia đình 4 người. Nếu gia đình nào có điều kiện kinh tế thì xây dựng ngôi nhà theo khả năng của mình. Gia đình trưởng bản kiêm bí thư chi bộ Lý A Sùng nhà ở ngay đầu khu vực bản Tàng, anh bê khung ngôi nhà gỗ đặt lên mảnh đất mà gia đình anh được phân rồi xây tường xung quanh.

Anh bảo: Mình định làm ngôi nhà này theo kiểu trình tường, kiểu nhà của đồng bào Mông, nhưng được dự án hỗ trợ nên mình xây tường cho chắc chắn chứ không phải đắp bằng đất nữa... So với ngôi nhà mà dự án xây dựng thì ngôi nhà của vợ chồng anh rộng gấp đôi có hai buồng ngủ và gác để ngô lúa.

Chỉ mới 5 năm làng của những người thanh niên đã xanh um màu của ngô, lúa và cây thuốc lá như làng đã có từ rất lâu rồi. Cánh đồng bản Tàng trước đây người ta chỉ thấy màu xanh khi mùa mưa đến, còn bây giờ những ngày cuối mùa khô này màu xanh của ngô và cây thuốc lá tràn lên tận lưng đồi. Với khát vọng của tuổi trẻ họ muốn biến mảnh đất cỗi cằn toàn sỏi đá thành đồng ruộng xanh tươi bằng việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng.

Mỗi   Nội thất gia đình   hộ ở đây được chia 3 sào ruộng, nhưng chỉ cấy được một vụ, bởi mảnh đất giữa lưng chừng trời nơi đây mùa khô nước sinh hoạt cho người còn hiếm huống chi nước làm ruộng? Nếu chỉ trông vào một vụ lúa và vụ ngô thì những gia đình thanh niên nơi đây có giàu ý chí bao nhiêu cũng nản lòng. Bởi thế, họ không nề hà hay băn khoăn trước cái mới.

Nhớ lại chuyến lên Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường đầu năm 2011 tôi quá ngạc nhiên trước những chiếc lò sấy thuốc lá mới xây, tưởng như được xây cùng một lúc với Làng Thanh niên. Hỏi ra mới hay, khu vực bản Tàng có 30 hộ thì có 10 hộ trồng thuốc lá với diện tích 2,5 ha.

Thào A Của bảo tôi: Cây thuốc lá mình chưa trồng bao giờ, nhưng người Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai trồng được thì mình cũng trồng được... Tôi hỏi anh cách trồng, cách thu hái lá rồi ủ, sấy... anh cười hồn nhiên: Mới đầu học thấy khó, sau thì quen dần bây giờ cả vợ mình cũng làm tốt rồi...

Lý A Sùng dẫn tôi xuống thăm ruộng trồng thuốc lá nhà Lý A Tắc, nhà Tắc có hơn hai sào ruộng cấy một vụ, tháng 10 gặt lúa xong chẳng biết làm gì, ngô đông   noi that tu bep   thì không trồng được vì rét, chỉ có cây thuốc lá sống được. Chẳng đắn đo, vợ chồng anh đem toàn bộ diện tích ruộng đó trồng cây thuốc lá.


  Lý A Tắc đang thu hoạch lá cây thuốc lá  

Đang mùa thu hoạch, A Tắc địu cả con ra ruộng thu hoạch lá thuốc lá, anh bảo: Cty họ cung cấp cây giống, phân bón, bỏ tiền xây dựng lò xấy còn mình chỉ việc trồng và xấy bán cho họ thôi. Giá thu mua mấy năm nay rẻ quá, không được bao nhiêu đâu, mỗi vụ chỉ bán được khoảng hai, ba triệu thôi. Nhưng còn hơn để đất không à?

A Tắc chỉ mấy chiếc lò sấy thuốc lá đang lên lửa, khói xanh xanh trên nóc lò. Tôi theo Lý A Sùng tới xem một lò thuốc lá đang sấy, anh mở cửa lò, những kẹp lá thuốc lá vàng ươm, anh bảo: Màu như thế này là đẹp đấy, sấy hết đêm nay sáng mai là dỡ được rồi...

Đi dọc Làng Thanh niên lập nghiệp Trịnh Tường làng vắng hoe, hỏi ra mới hay đến làng vào giờ này rất khó gặp người, bởi người lớn thì ra đồng,   tủ bếp gỗ   trẻ con thì tới lớp. Đứng tha thẩn một lúc lâu mới thấy Lý A Sấu từ đâu về lấy xe máy đi làm. Tôi chỉ chiếc téc nước đứng chơ hơ ở đầu nhà mà ban nãy tôi thử vặn vòi chả thấy giọt nước nào chảy ra: Sao lại đặt cái téc nước ở chỗ này? A Sấu cười: Cái bình nước này đặt ở trên đồi kia có đường dẫn nước vào, mùa khô hết nước gió thổi bay xuống đây, bẹp mất một tý rồi.

Vậy làng mình ăn nước ở đâu? A Sấu chỉ xuống thung lũng trước mặt: Dưới kia có một cái mạch nước cả làng đều xuống đó múc về ăn. Đến mùa mưa thì nước trên núi mới chảy xuống cái bình này. Ừ, còn hơn hai tháng nữa mới có nước đấy... A Sấu đáp rồi cười rất hồn nhiên.


  Đường trong Làng Thanh niên lập nghiệp  

Trước khi vào bản Tàng tôi có qua khu nhà quản lý của Làng Thanh niên, chẳng có ai ở đây cả chỉ gặp một người bảo vệ kiêm làm vườn ươm cây giống của Cty Cao su Dầu Tiếng, anh tên là Đặng Văn Toản. Anh cho hay: Đội sản xuất có 31 công nhân gồm các dân tộc: Kinh, Dao, Giáy, Mông   nội thất   đang tiến hành trồng cao su ở khu vực Tân Quang, Tân Tiến số diện tích đã trồng được khoảng 120 ha, đến thời điểm này cây phát triển tốt.

Anh bảo: Trước đây trồng giống cao su từ miền Nam đưa ra, cây không chịu được rét chết hết, nay trồng giống cao su chịu lạnh đã qua hai màu đông rồi cây phát triển tốt, nhiều cây đã cao quá đầu người. Làng Thanh niên có hai công nhân tham gia trồng cao su...

Tôi hỏi Lý A Sùng về diện tích 5 ha cao su nhà anh và gia đình Thào A Của đã trồng bị chết rét cũng như diện tích quy hoạch trồng cao su của Làng Thanh niên, A Sùng mỉm cười: Diện tích ấy và cả diện tích sau nhà mình đây cho mọi người mượn trồng ngô, Công ty Cao su Dầu Tiếng sau khi trồng xong khu vực Tân Quang, Tân Tiến sẽ về đây trồng, với diện tích quy hoạch 125 ha, số công nhân Làng Thanh niên tham gia là 50 người, lúc đó mình và mọi người ở đây lại tham gia trồng cao su mà...

Nhìn vào đôi mắt sáng long lanh của Lý A Sùng tưởng như trong đó có một ngọn lửa khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên của tuổi trẻ đang hừng hực cháy.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Cửa gỗ Đức Dương. Được tạo bởi Blogger.