(VEN) - Năm 2012, tòa nhà Anatara Resort & Spa (Phan Thiết – Bình Thuận) đã đạt giải nhất cuộc thi Kiến trúc hiệu quả năng lượng của Bộ Xây dựng và giải nhì loại hình tòa nhà nhiệt đới cuộc thi Tòa nhà Hiệu quả năng lượng Đông Nam Á năm 2012. Trước đó, năm 2011, tòa nhà này cũng đạt giải Nhất, Cuộc thi tòa nhà hiệu quả năng lượng của Bộ Công Thương. Anatara Resort & Spa chính nội thất phòng khách là minh chứng rõ ràng cho thấy các tòa nhà của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng những tiêu chí về tòa nhà xanh không chỉ trong nước mà còn ở khu vực. Vấn đề là, làm sao để ta có nhiều hơn những Anatara Resort & Spa như thế? Xu hướng của thế giới Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam chiếm từ 22,4% đến 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia. Công trình xanh có thể giúp tiết kiệm tới 30-40% năng lượng cho các công trình mới và 15-25% năng lượng cho các công trình đang hoạt động. Với mức tiết kiệm này, xây dựng các công trình xanh, thân thiện với môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng đã và đang trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng xây dựng các công trình xanh đã bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh cho biết:Xét theo tiêu chí của thế giới, một công trình xanh phải bắt đầu từ việc nội thất phòng ngủ quy hoạch đất ra sao, công trình đó nằm ở vị trí nào, diện tích khoảng xanh được sử dụng là bao nhiêu, rồi sau đó mới đến việc thiết kế kiến trúc sao cho đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng (TKNL) và tái sử dụng vật liệu thải tối ưu nhất. GS. Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết thêm: Các công trình xanh đang có xu hướng quay trở lại kiểu kiến trúc và sử dụng vật liệu truyền thống như sử dụng các giại che nắng, hiên nhà rộng, cây xanh, mặt nước… để không chỉ tận dụng ánh sáng, sức gió tự nhiên mà còn mang lại không gian đẹp mắt hơn cho công trình. Quay trở lại với câu chuyện của Anatara Resort & Spa, chia sẻ về nguyên nhân khiến khu resort này được vinh danh ở nhiều cuộc thi về công trình xanh, ông Hà Văn An – Tổng giám đốc Công ty TNHH A&B – chủ đầu tư resort cho biết: Anatara Resort & Spa nằm trong eo biển Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận) – nơi tập trung những khu resort ven biển đẹp nhất Việt Nam. Không gian này cho phép resort tận dụng được nhiều khoảng xanh nội thất khách sạn cũng như sức gió, ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, resort này đã lựa chọn kiến trúc tòa nhà theo kiểu miền Nam thô mộc, sao cho dân dã và tự nhiên nhất. Cụ thể, ấn tượng đầu tiên khi đến với Anantara Resort & Spa không phải là sự choáng ngợp như thường gặp ở những khu nghỉ mát 5 sao khác mà là cảm giác yên ả với hồ nước rộng cùng những bông sen trắng tinh khiết, những biệt thự riêng biệt mái ngói đỏ, những cây dừa cao tỏa bóng mát… Anatara Resort & Spa được thiết kế theo kiểugiảm bớt bê tông hoặc làm sao để bê tông nhẹ đi, từ đó có thể che đi sức nóng của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, xung quanh resort dùng cây xanh để phủ kín, tạo không gian mát mẻ. Đồng thời, thiết kế hành lang rộng giúp tạo ra hiệu ứng khi mở các khu nhà sẽ có luồng gió lộng từ ngoài thổi vào trong, vừa mát, vừa tạo ra không gian thoáng, không phải sử dụng máy lạnh, từ đó giúp TKNL. Kiểu thiết kế này còn giúp du khách có thể nhìn xuyên ra biển từ phòng, tạo nên khung cảnh lãng mạn… Ngoài ra, các thiết bị sử dụng năng lượng trong resort như điều Nội thất gia đình hòa không khí, đèn chiếu sáng… đều là các thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm điện. Việc thiết kế này đã giúp nhiệt độ trong tòa nhà luôn duy trì ở mức 27,6 0 C; Độ ẩm ở mức 85,5%, giúp giảm sử dụng các thiết bị làm mát. Đây cũng là lý do giúpAnatara Resort & Spa giành được nhiều giải thưởng về tòa nhà xanh. Trước Anatara Resort & Spa, nhiều tòa nhà khác như Diamond Plaza, Tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat… cũng đã đạt được những giải thưởng này. Công trình xanh có đắt? Những ví dụ kể trên cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển các công trình xanh. Bên cạnh đó, hiệu quả mà công trình xanh mang lại là không nhỏ, đặc biệt trong xu hướng giá năng lượng đang tăng lên như hiện nay, tuy nhiên, không dễ để nhân rộng mô hình này. ÔngTrần Đình Thái – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường – Bộ Xây dựng cho biết: Rào cản lớn nhất chính là vốn và công nghệ. Tuy nhiên, liệu tòa nhà xanh thực sự có đắt và quá khó khăn để phát triển? Tại noi that tu bep sao mô hình này vẫn có thể phát triển mạnh ở nhiều quốc gia khác? Chia sẻ kinh nghiệm từ Mỹ - một quốc gia mà nếu xét về cơ chế chính sách, họ hoàn toàn không hơn Việt Nam bởi họ không có riêng một bộ luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như ta, ông David Hathaway – Giám đốc Dự án chương trình phát triển sạch về sử dụng năng lượng hiệu quả cho biết: Chính phủ Mỹ hoàn toàn không có những chương trình bắt buộc mà các địa phương tự đặt ra các quy định để xây dựng và phát triển công trình xanh. Chính phủ chỉ tài trợ một chương trình duy nhất là Chương trình Ngôi sao Năng lượng với những mức điểm quy định rõ ràng mức tiêu thụ năng lượng cụ thể của mỗi công trình. Việt Nam có thể làm theo cách này bằng giải pháp nhanh chóng xây dựng những quy định, tiêu chuẩn chấm điểm rõ ràng cho mỗi công trình với mục tiêu nâng hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm khí thải ra môi trường. GS Nguyễn Quốc Thông cho hay: Có thể giảm suất đầu tư xây dựng các công trình xanh bằng cách xây dựng các khoảng xanh với không gian nhỏ hơn trước thay tủ bếp gỗ vì làm những không gian lớn, ví dụ như thêm một chút mặt nước cho gian phòng hay phòng bếp của mình, điều này cũng mang lại hiệu quả mà không quá tốn kém. Ông Huỳnh Kim Tước chia sẻ thêm: Có thể suất đầu tư cho mỗi công trình xanh là không nhỏ, tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, công trình xanh sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế lớn bởi công trình xanh có thể tiết kiệm từ 30 – 40% năng lượng so với các công trình thông thường. Bên cạnh đó, đầu tư cho công trình xanh theo hình thức ESCO (Công ty ESCO bỏ vốn đầu tư công nghệ với cam kết giúp các công trình TKNL và thu lại lợi nhuận bằng cách chia sẻ hiệu quả TKNL thu được) cũng chính là giải pháp giúp giải bài toán vốn và công nghệ cho doanh nghiệp./.
Phương Lan Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Việt Nam đang trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng với khoảng 765 đô thị. Mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu dân trở thành dân đô thị và dự kiến đến năm 2015, dân số đô thị sẽ vào khoảng 52 triệu người, chiếm 52% dân số cả nước. Do đó, nhu cầu xây dựng sẽ tăng lên một cách nhanh chóng và việc xây dựng các công trình xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng là giải pháp đúng đắn để giảm áp lực lên đường dây truyền tải điện quốc gia, xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên. |
Giải pháp nào cho các công trình xanh?
(VEN) - Năm 2012, tòa nhà Anatara Resort & Spa (Phan Thiết – Bình Thuận) đã đạt giải nhất cuộc thi Kiến trúc hiệu quả năng lượng của Bộ Xây dựng và giải nhì loại hình tòa nhà nhiệt đới cuộc thi Tòa nhà Hiệu quả năng lượng Đông Nam Á năm 2012. Trước đó, năm 2011, tòa nhà này cũng đạt giải Nhất, Cuộc thi tòa nhà hiệu quả năng lượng của Bộ Công Thương.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cửa gỗ Đức Dương. Được tạo bởi Blogger.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.