Sơ đồ đập trên sông Đắk Snghé sang sông Trà Khúc khiến sông Đắk Bla cạn kiệt - Đồ họa: Như Khanh
Thủy điện thượng Kon Tum do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư đang thi công đập ngăn sông Đắk Snghé ở khu vực thượng nguồn. Đây là nhánh sông chính nằm trọn trong cao nguyên Kon Tum, chảy từ độ cao hơn 1.700m về phía hạ lưu, cung cấp nguồn nước cho huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum. Nhìn trên bản đồ, từ vị trí xây đập của thủy điện ngăn sông Đắk Snghé đến đoạn hợp lưu với sông Đắk Pone (thị trấn Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy) trải dài 35-40km. Hai nhánh sông này hợp thành sông Đắk Bla chảy qua TP Kon Tum. Hoạt động của thủy điện thượng Kon Tum đang có nguy cơ biến sông Đắk Bla trở thành một con sông chết.
Chuyển dòng
Đập ngăn sông Đắk Snghé phục vụ cho thủy điện thượng Kon Tum hoàn thành sẽ tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ, có thể trữ đến 145 triệu m 3 nước. Khi tích nước đạt đến mực nước dâng bình thường, diện tích mặt hồ trải rộng khoảng 7km 2 . Khác với nhiều thủy điện khác, thủy điện thượng Kon Tum được thiết kế theo kiểu không trả nước về chính con sông cung cấp nguồn cho nó (sông Đắk Snghé), toàn bộ lượng nước được đổ hết về lưu vực sông Trà Khúc thuộc Quảng Ngãi. Để làm điều này, dự án đang khoét núi xây một đường hầm dài khoảng 17km nội thất khách san để dẫn nước đến nơi phát điện. Lòng hầm rộng mênh mông, những chiếc xe ben, xe ủi... chui ra chui vào thoải mái. Theo tính toán, cứ trong một giây sẽ có gần 30m 3 nước chảy qua nhà máy (tức khoảng 108.000m 3 trong một giờ) để chạy hai tổ máy phát điện công suất 220MW.
Việc không trả nước cho sông Đắk Snghé là điều gây lo ngại ngay khi thủy điện thượng Kon Tum còn đang trong giai đoạn xây dựng. Câu hỏi đặt ra là rồi đây khu vực đoạn hạ lưu sông Đắk Snghé sẽ ra sao? Sông Đắk Snghé là nơi cung cấp 60% lượng nước cho sông Đắk Bla, sông Đắk Snghé cạn kiệt đồng nghĩa với việc sông Đắk Bla cũng sẽ mất nhiều nước.
Nói về việc chuyển nước này, ông Nguyễn Thanh Cao - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum (nguyên bí thư tỉnh ủy) - cho biết lúc tiến hành xem xét dự án, có nêu ra phương án trả nước về hạ lưu sông Đắk Snghé sau khi phát điện, nhưng theo phương án này thì công suất phát điện sẽ thấp nên không được chọn. Thay vào đó, phương án xây hầm, chuyển nước về sông Trà Khúc mới có thể nâng công suất phát điện do chênh lệch độ cao giữa khu vực hồ chứa và khu vực xả nước sau nhà máy thủy điện thượng Kon Tum gần 1.000m.
Một nửa lượng nước bị mất
Khi phối hợp nghiên cứu bước đầu về tác động của thủy điện thượng Kon Tum, cả Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, Viện Tư vấn phát triển (CODE, một đơn vị nghiên cứu độc lập) đều đưa ra các đánh giá về những tác động bất lợi đối với khả năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cho khu vực hạ lưu... Với thiết kế của nhà máy thủy điện thượng Kon Tum, lượng nước sử dụng phát điện xấp xỉ 30m 3 /giây, gần gấp đôi lượng nước trung bình năm và gần gấp ba lần lượng nước trung bình nhỏ nhất vào Nội thất gia đình mùa kiệt ở sông Đắk Snghé, dẫn đến khúc sông dài 30-35km về phía hạ lưu của sông này sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khẳng định sau đập trên sông Đắk Snghé có một con suối nhỏ đổ vào sông, bổ sung nguồn nước cho sông nên vẫn đảm bảo đủ nước cho khu vực. Nhưng các nhà khoa học của CODE lại cho rằng thực tế con suối thường bị cạn kiệt vào mùa khô, nếu có nước cũng sẽ bị thẩm thấu và bốc hơi gần hết do không còn dòng chảy từ thượng nguồn. CODE vẫn khẳng định thủy điện thượng Kon Tum tích nước và chuyển dòng với quy mô như thiết kế thì khu vực hạ lưu sẽ đứng trước nguy cơ gây cạn kiệt dòng chảy vào mùa khô, tác động trực tiếp đến hai huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum.
Đáng lo nhất là đối với thành phố Kon Tum. Ông Nguyễn Thanh Cao cho biết qua các tính toán cho thấy khi thủy điện tích nước, lượng nước của sông Đắk Bla chảy qua thành phố sẽ mất khoảng 50-60%. Nguồn nước duy nhất cho TP Kon Tum là sông Đắk Bla, với dự báo lượng nước sẽ mất hơn một nửa khi hồ thủy điện tích nước thì sẽ khó lòng nâng công suất cấp nước cho TP. Ngay như bây giờ - thủy điện chưa tích nước, có lúc thành phố Kon Tum đã gặp khó khăn về nguồn nước cấp cho nhà máy nước sinh hoạt vào mùa khô.
Theo ông Lương Công Lũy - trưởng ban quản lý dự án thủy điện VSH (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) - thủy điện thượng Kon Tum được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt trả nước về sông Đắk Snghé sau khi đắp đập tích nước là 0,9m 3 /giây. Công ty thiết kế van xả 3m 3 /giây, nhưng xả bao nhiêu thì phải chờ các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum quyết định. Cho dù xả nước về sông Đắk Snghé với mức cao nhất là 3m 3 /giây, các nhà khoa học vẫn cho rằng Nội thất tủ bếp mức này còn quá thấp so với vốn liếng của con sông này ở hiện tại.
20km sông Srêpôk sẽ chết Giữa tháng 3-2013, đi dọc các xã Ea Huar, Ea Wer, Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, một con sông nhân tạo rộng hàng chục mét và dài 16km đang được hình thành để dẫn nước về Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A (Công ty CP Tư vấn điện 4 làm chủ đầu tư). Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A nằm dưới Nhà máy thủy điện Srêpôk 4, trên dòng sông Srêpôk lớn nhất khu vực miền Trung, Tây nguyên. Vậy tại sao Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A không sử dụng luôn dòng nước dẫn trên sông Srêpôk mà thay vào đó phải xây thêm kênh nhân tạo để dẫn nước về? Lý giải cho thắc mắc, ông Khuất Văn Sơn, phó phòng kỹ thuật Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A, giải thích: để tạo độ dốc nhằm tăng lưu lượng, tốc độ dòng nước chảy mạnh dẫn xuống khu vực tuôcbin phát điện nên “chúng tôi mới cho xây dựng con sông nhân tạo”. Con sông nhân tạo như là một đường “ống” dẫn nước khổng lồ hứng nước ngay tại kênh xả của Nhà máy thủy điện Srêpôk 4 và dẫn thẳng về Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A, sau đó dòng nước mới được trả lại dòng sông Srêpôk chính. Như vậy đoạn sông Srêpôk tự nhiên kéo dài hơn 20km từ kênh xả của Nhà máy thủy điện Srêpôk 4 xuống Srêpôk 4A sẽ bị ngắt dòng chảy, không có nước, cạn kiệt. Điều đặc biệt là suốt đoạn sông sẽ bị ngắt dòng chảy nằm gần như trọn vẹn qua khu vực vườn quốc gia Yok Đôn. Cảnh báo cho những tác hại sẽ xảy ra, PGS.TS Bảo Huy, trưởng khoa nông lâm nghiệp (Trường ĐH Tây nguyên), cho rằng thảm thực vật, các loài động vật, môi trường, môi sinh xung quanh khu vực sông Srêpôk bị chặn nước sẽ bị ảnh nội thất hưởng tiêu cực, dần chết đi. Người dân xung quanh lưu vực sẽ “tắc” nguồn sinh kế, thiếu nước canh tác, tưới tiêu. Những con suối Wer, Ea Tul, Ea Mot, Ea Ndraik, Đăk Hua, Jeng Lành và đặc biệt là dòng thác bảy nhánh hùng vĩ ngàn đời nước đổ ầm ào sẽ cạn khô. ĐỨC TUYÊN - TRUNG TÂN |
Đưa vấn đề tranh chấp nguồn nước ra Quốc hội Sáng 2-4, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về công tác giám sát, bảo vệ môi trường. Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Nghĩa - phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - cho biết vấn đề tranh chấp nguồn nước giữa TP Đà Nẵng với thủy điện Đăk Mi 4 càng trở nên bức xúc hơn trước tình hình nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của TP Đà Nẵng đang thiếu hụt nghiêm trọng và đề nghị Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội có ý kiến. “Bây giờ mới vào mùa nắng nhưng nguồn nước phục vụ cho TP Đà Nẵng đang thiếu, nhiễm mặn nặng. Theo báo cáo tình hình thiếu nước sẽ kéo dài đến tháng 9-2013 nếu thủy điện vẫn không chịu xả nước. Vấn đề tranh chấp nguồn nước hiện rất bức bách, lãnh đạo TP đã nhiều lần kiến nghị trung ương và Chính phủ đã có chỉ đạo nhưng thủy điện vẫn không tuân thủ. Tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, Đà Nẵng kiên quyết đưa vấn đề thủy điện Đăk Mi 4 ra chất vấn ở Quốc hội” - ông Nghĩa nói. Đáp lại đề nghị TP Đà Nẵng, ông Dũng cho biết Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường sẽ sớm thành lập đoàn kiểm tra vào cuộc để làm rõ vấn đề. HỮU KHÁ |
Qui trình Thiết Kế và Sản Xuất Nội Thất Của Công Ty Nội Thất Đức Dương :
Mọi công đoạn thiết kế nội thất đều được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhằm đưa đến cho khách hàng những sản phẩmnội thấtkhông chỉ đẹp về mẫu mã mà còn có chất lượng tốt nhất và hiệu quả sử dụng cao nhất. Để khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế và sản xuất của Công ty TNHH Thiết kế và Trang trí nội ngoại thất Đức Dương, chúng tôi xin đưa ra mô hình chi tiết về “Quy trình cung cấp sản phẩm”. Nếu có vấn đề thắc mắc, quý khách hàng có thể gọi ngay đến cho chúng tôi theo số máy 043.553 2719 hoặc hotline: 984201804 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.