Đó là một quán càphê, nhưng gợi lại cả một khung trời
kỷ niệm với những người hoài cổ, bởi ở đó, người ta có thể gặp lại
những vật dụng thường ngày thịnh hành từ thập niên 50 của thế kỷ trước.
Đó
là bộ sưu tập gốm sứ, là máy hát, là bộ sưu tập xe cộ làm bằng tay đủ
loại, đến cả những cây quạt bàn, quạt trần hiệu Marelli, những làn điệu
mộc mạc từ băng cối… tất cả đan xen nhau trong một không gian trầm ấm,
nơi những ồn ào của đô thị nhường chỗ cho cảm xúc và hoài niệm thăng
hoa.
Chỉ với một bước chân qua cánh cửa nhỏ, đập vào mắt tôi lúc này là chiếc tủ trưng với đủ loại cổ vật chủ nhân sưu tầm từ nhiều nguồn, nào là đồ gốm Lái Thiêu, con vịt gốm Châu Ổ, chân đèn gốm Cây Mai, đến cả những chiếc dĩa quả tử (dĩa lớn dùng đựng trái cây) xuất xứ từ Nhật thời 40 – 50, cái ly uống trà vẽ tích Tùng – Đình gốm xốp của Pháp… không gian quán như bị thu hẹp lại, giới hạn ngay bởi chiếc tủ bày đồ cổ án ngữ. Nhưng sự sắp đặt có chủ ý ấy lại khiến những người yêu cổ ngoạn không khỏi tò mò, ngắm nghía, đến quên mất rằng mình đang ở trong không gian một quán càphê chứ không phải đi gặp một nhân vật sưu tầm. Chiếc tủ án ngữ như cái bình phong che chắn, kín mà hở, giới hạn nhưng không khép kín, mà chỉ ngay sau nó, là cả một không gian Mộc ấm cúng mở ra, đem lại một cảm xúc mới từ sự phối hợp của ánh sáng, đồ trang trí nội thất, đặc biệt là những bộ sưu tập đủ chủng loại trưng bày khắp các bức vách và trần nhà.
Không cầu kỳ, phức tạp với các chi tiết trang trí nội thất sang trọng. Tổng thể của cà phê Mộc cũng mộc mạc như tên gọi của nó. Tất cả đều giản đơn, với sắc vàng vách gỗ làm màu chủ đạo, tạo nên bầu không khí trầm ấm, tách biệt hẳn với những náo nhiệt, rộn ràng quen gặp của một không gian nhà phố. Để từ chính không gian này, chủ nhân quán đã tận dụng lợi thế từ đam mê sưu tập của mình để trưng bày những món đồ sưu tầm với đủ loại chất liệu, niên đại, công năng sử dụng, tạo nên các góc nhỏ dễ thương, gợi nhớ cho người xem một hoài niệm với quá khứ.
Lắng
đọng trong không gian của càphê Mộc, người ta dễ tìm được cho mình từng
cảm xúc riêng biệt từ âm nhạc được chọn lọc kỹ lưỡng, chủ yếu là những
ca khúc nước ngoài thể loại nhạc country, jazz… vang bóng một thời ở
thập kỷ 50 – 60, chạy bằng băng magnetic cho ra âm thanh mộc mạc, liêu
trai. Không gian quán còn thú vị với những món đồ chơi mà nay hẳn xa lạ
với nhiều người thành thị, cả những đồ chơi âm thanh từ thời cổ lỗ sĩ
như cái máy nghe đài, máy hát đĩa than giờ cũng không mấy dễ kiếm được
ngoài thị trường. Đặc biệt là bộ sưu tập các diễn viên điện ảnh châu Âu
thập niên 30 – 40, cùng với bộ sưu tập bìa đĩa nhạc Việt Nam xưa rất đa
dạng và phong phú, được lồng vào khung tranh và lựa chọn trưng bày thay
đổi theo từng chủ đề, theo mùa nhất định, vừa gợi lại một thời kỷ niệm,
vừa là cách trang trí nội thất cho không gian quán có thêm điểm nhấn lạ,
hấp dẫn với người xem.
Không gian quán nhỏ gọn, chỉ gồm một trệt một lầu, nhưng được bài trí gọn gàng, sắp đặt các đồ vật ngẫu nhiên nhưng rất có chủ ý, tạo thành từng góc quán đậm phong cách nghệ thuật và phân cách thành không gian riêng nhờ vào những đồ vật sưu tầm. Điểm phân cách thú vị ấy thấy rõ ở phần tầng lầu, với lối ngồi theo phong cách bệt, ngăn đôi không gian bằng các vật trang trí như xe đạp, máy hát, ống nhổ, đôn, chậu, bình hoa, cả dãy đèn măngxông thắp sáng cũng được bố cục hài hoà, khiến cái gì cũng nhìn nửa quen, nửa lạ, hẳn dễ gợi trí tò mò với nhiều người. Sự phối hợp các hiện vật sưu tầm đến từ nhiều nguồn, tuy chẳng ăn nhập gì với nhau như cặp đôn chậu Lái Thiêu phối với đồng hồ Odo treo tường của Pháp, xen giữa là cái tivi cửa lùa của Nhật từ những năm 50 – 60, vậy mà lại tạo nên một góc nhỏ thật gần gũi, thân thương. Đó cũng là những nhấn nhá thú vị, để mỗi lần đến với Mộc, người ta không chỉ thấy những nét lạ từ các hiện vật quen, mà còn tìm được ở đó cả một thời quá vãng.
Chỉ với một bước chân qua cánh cửa nhỏ, đập vào mắt tôi lúc này là chiếc tủ trưng với đủ loại cổ vật chủ nhân sưu tầm từ nhiều nguồn, nào là đồ gốm Lái Thiêu, con vịt gốm Châu Ổ, chân đèn gốm Cây Mai, đến cả những chiếc dĩa quả tử (dĩa lớn dùng đựng trái cây) xuất xứ từ Nhật thời 40 – 50, cái ly uống trà vẽ tích Tùng – Đình gốm xốp của Pháp… không gian quán như bị thu hẹp lại, giới hạn ngay bởi chiếc tủ bày đồ cổ án ngữ. Nhưng sự sắp đặt có chủ ý ấy lại khiến những người yêu cổ ngoạn không khỏi tò mò, ngắm nghía, đến quên mất rằng mình đang ở trong không gian một quán càphê chứ không phải đi gặp một nhân vật sưu tầm. Chiếc tủ án ngữ như cái bình phong che chắn, kín mà hở, giới hạn nhưng không khép kín, mà chỉ ngay sau nó, là cả một không gian Mộc ấm cúng mở ra, đem lại một cảm xúc mới từ sự phối hợp của ánh sáng, đồ trang trí nội thất, đặc biệt là những bộ sưu tập đủ chủng loại trưng bày khắp các bức vách và trần nhà.
Không cầu kỳ, phức tạp với các chi tiết trang trí nội thất sang trọng. Tổng thể của cà phê Mộc cũng mộc mạc như tên gọi của nó. Tất cả đều giản đơn, với sắc vàng vách gỗ làm màu chủ đạo, tạo nên bầu không khí trầm ấm, tách biệt hẳn với những náo nhiệt, rộn ràng quen gặp của một không gian nhà phố. Để từ chính không gian này, chủ nhân quán đã tận dụng lợi thế từ đam mê sưu tập của mình để trưng bày những món đồ sưu tầm với đủ loại chất liệu, niên đại, công năng sử dụng, tạo nên các góc nhỏ dễ thương, gợi nhớ cho người xem một hoài niệm với quá khứ.
Từng góc nhỏ ở Mộc là sự pha trộn đa dạng các hiện vật sưu tầm. |
Không gian quán nhỏ gọn, chỉ gồm một trệt một lầu, nhưng được bài trí gọn gàng, sắp đặt các đồ vật ngẫu nhiên nhưng rất có chủ ý, tạo thành từng góc quán đậm phong cách nghệ thuật và phân cách thành không gian riêng nhờ vào những đồ vật sưu tầm. Điểm phân cách thú vị ấy thấy rõ ở phần tầng lầu, với lối ngồi theo phong cách bệt, ngăn đôi không gian bằng các vật trang trí như xe đạp, máy hát, ống nhổ, đôn, chậu, bình hoa, cả dãy đèn măngxông thắp sáng cũng được bố cục hài hoà, khiến cái gì cũng nhìn nửa quen, nửa lạ, hẳn dễ gợi trí tò mò với nhiều người. Sự phối hợp các hiện vật sưu tầm đến từ nhiều nguồn, tuy chẳng ăn nhập gì với nhau như cặp đôn chậu Lái Thiêu phối với đồng hồ Odo treo tường của Pháp, xen giữa là cái tivi cửa lùa của Nhật từ những năm 50 – 60, vậy mà lại tạo nên một góc nhỏ thật gần gũi, thân thương. Đó cũng là những nhấn nhá thú vị, để mỗi lần đến với Mộc, người ta không chỉ thấy những nét lạ từ các hiện vật quen, mà còn tìm được ở đó cả một thời quá vãng.
( Nguồn : sưu tầm )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.